Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng dịch vụ cấy ghép Implant

Cấy ghép răng Implant là cách thức làm mới răng ở vị trí răng đã mất lâu năm hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này giúp người bệnh có được cả chân răng và thân răng như một chiếc răng thật. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân bị mất răng mà chỉ được chỉ định cho một số trường hợp. Vậy đó là trường hợp nào? 

Thông tin về phương pháp cấy ghép Implant

Trồng răng mới theo phương pháp Implant được thực hiện bằng cách cấy ghép chân răng giả titanium vào trong xương hàm răng thay thế chân răng đã mất trước đó. Xương hàm bám chặt vào bề mặt Implant sau đó phần răng giả sẽ được lắp lên trụ của Implant để tạo thành một chiếc răng giả hoàn hảo. Phương pháp này giúp phục hình răng như thật đảm bảo không gây đau đớn, không xâm lấn đến những răng thật khác.

Cấu tạo các bộ phận của răng Implant có:

Trụ Implant: Bộ phận này được cố định vào xương hàm như một chiếc răng thật. Tùy thuộc vào từng kích thước xương, tình trạng xương và vùng răng mà bác sĩ sẽ đưa ra các loại Implant phù hợp nhất với người bệnh.

Abutment: Cùi phục hình trên trụ Implant, bộ phận này được gắn với trục Implant bằng một ốc vít có vai trò nâng đỡ răng sứ.

Phục hình: Răng sứ sau khi được gắn lên Abutment thì giống như một chiếc răng thật hoàn toàn.

Những chỉ định và chống chỉ định của phương pháp trồng răng Implant

Đây là phương pháp trồng răng hiện đại, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng được. Vậy trường nào được chỉ định áp dụng và trường nào chống chỉ định?

Trường hợp chỉ định cấy ghép Implant

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân trước khi cấy ghép Implant, các trường hợp có thể tiến hành cấy ghép Implant gồm có:

Những người bị mất răng, đặc biệt là trường hợp bị mất răng lâu năm, mất hoàn toàn nhưng không muốn dùng các hàm tháo lắp.

Bệnh nhân bị mất răng muốn tạo sự bền vững và ổn định cho hàm răng.

 

Những người không muốn sử dụng cách mắc cài răng vì một số ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Các vị trí răng xung quanh không khỏe để làm trụ cho vị trí trồng răng mới.

Những người bị thoái hóa hàm tháo lắp hay răng thật không khỏe để làm trụ cầu.

Trường hợp không nên sử dụng công nghệ Implant

Với trường hợp này chúng ta cần phân biệt rõ từng đối tượng tuyệt đối không được cấy răng Implant và người vẫn có thể khắc phục trồng răng Implant, cụ thể:

Đối tượng tuyệt đối không sử dụng công nghệ cấy ghép Implant

Những bệnh nhân dưới 16 tuổi, bởi đây là giai đoạn hàm răng còn chưa phát triển hoàn chỉnh, ổn định. Việc can thiệp các biện pháp nha khoa có thể dẫn tới rối loạn dương hàm.

Đối tượng là phụ nữ đang mang thai, bởi việc cấy ghép implant sẽ được chỉ định sử dụng một số kháng viêm, kháng sinh, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bệnh nhân có tình trạng bệnh mãn tính nặng như tim mạch, xuất huyết giảm cầu, máu khó đông… Bởi những trường hợp này khó cầm máu gây ảnh hưởng đến quá trình tích hợp Implant.

Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị, hoặc mới thực hiện hóa trị xong. Nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xạ trị và làm ảnh hưởng đến tế bào non trong cơ thể, dẫn đến thất bại trong quá trình trồng răng Implant.

Trường hợp chỉ định tương đối sử dụng Implant

Những người đang có vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm quanh chân răng, các bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng. Trường hợp này bệnh nhân chỉ cần điều trị tốt trước khi cấy ghép Implant và vệ sinh răng miệng thường xuyên là được.

Người có chất lượng xương không đạt yêu cầu cấy ghép răng Implant. Trường hợp này các bệnh nhân mất răng lâu ngày đặc biệt ở hàm trên. Tuy nhiên trong trường hợp này bác sĩ có thể thực hiện cấy ghép răng Implant được 

Những người bị cao huyết áp, người tiểu đường, cần điều trị khỏi bệnh triệt để trước khi cấy ghép Implant.

Những đối tượng có tật nghiến răng hoặc có tật cắn khớp. Nếu muốn điều trị cấy ghép răng Implant thì cần điều trị bệnh khỏi trước bởi những thói quen này nếu chưa được điều trị có thể sinh ra một bất lợi tác động lên Implant gây vỡ răng sứ.

Với những thông tin trong bài viết này hy vọng đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi chỉ định và chống chỉ định của Implant là gì?. Để biết thêm cụ thể hơn về kỹ thuật này các bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và tư vấn.

DC Dental – Nha Khoa Thẩm Mỹ

CN1: 104 Nguyễn Công Trứ, Phường Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

CN2: 220-222 Đường 30 tháng 4, Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Emai: dentaldcgroup@gmail.com

Hotline: 084.222.7388

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.