Phương pháp phẫu thuật ghép xương để cấy ghép Implant là một định nghĩa quen thuộc với những người bị mất răng lâu năm. Đây cũng là phương pháp hiện đại được nhiều người dùng lựa chọn với khả năng thành công cao, đảm bảo được sự an toàn cho người bệnh. Vậy phương pháp phẫu thuật này có nguy hiểm không? Những đối ai là đối tượng sử dụng phương pháp này?
Thông tin về phương pháp ghép xương khi trồng răng implant
Phương pháp ghép xương trong cấy ghép Implant là công nghệ tiên tiến vượt bậc trong lĩnh vực nha khoa. Cụ thể là phương pháp này có thể phục hình chân răng đã mất lâu năm. Kỹ thuật này có thể giúp xương hàm trụ vững Implant và thúc đẩy tái tạo xương hàm mới khi xương hàm cũ đã bị mất đi.
Phương pháp thực hiện ghép xương sẽ cần thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng xương nhỏ. Nó là phần xương tự thân của người bệnh hoặc có thể là xương nhân tạo.
Tại sao nên sử dụng phương pháp ghép xương trong cấy ghép Implant
Những đối tượng bị mất răng lâu năm thường không trồng được răng mới hoặc không thể phục hình được răng. Hoặc qua quá trình nhai, sinh hoạt ăn uống hàng ngày xương ổ răng bị tác động nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân khiến màng xương răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xương hàm mỏng dần đi và các xương ổ răng có thể tự tiêu hủy đi.
Hơn nữa việc sử dụng hàm răng giả tháo lắp hay các cầu răng sứ trong một thời gian dài là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương. Ngoài ra còn một số bệnh lý răng miệng kéo dài như bệnh viêm nha chu, bệnh niêm mạc miệng, viêm lợi, viêm chân răng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tiêu xương.
Với những người gặp phải tình trạng này nếu muốn trồng lại răng Implant thì cần phải thực hiện cấy ghép xương để đảm bảo tiêu chuẩn.
Đối tượng nào được chỉ định ghép xương khi trồng răng Implant
Đối tượng được bác sĩ chỉ định ghép xương: là trường hợp mất răng trong thời gian dài, người mất răng lâu năm, người làm cho xương hàm bị tiêu hủy quá nhiều trong thời gian dài không thể đặt trụ Implant được. Đặc biệt là những đối tượng có hàm mỏng, yếu bẩm sinh hay những người hay bị tổn thương chân răng do va chạm mạnh.
Đối tượng không được chỉ định ghép xương: Những người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu, hoặc mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và những người đang điều trị ung thư thì không thể phẫu thuật ghép xương khi trồng răng Implant. Hay những người bị mất răng hàm toàn bộ, người có bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng…
Các bước thực hiện ghép xương khi trồng răng Implant
Để giúp quy trình ghép xương diễn ra thành công, các bác sĩ sẽ thăm khám và tuân thủ đúng quy trình 5 bước sau:
Bước 1: Khám tình trạng răng miệng và tư vấn chi tiết cho người bệnh
Trước khi tiến hành thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng và khai thác thông tin của người bệnh để hiểu rõ tình trạng bệnh lý. Sau đó sẽ đưa ra các phác đồ điều trị cũng như tư vấn phương pháp điều trị.
Bước 2: Thực hiện các biện pháp sát khuẩn vị trí ghép xương và gây tê
Quá trình sát khuẩn, gây tê trước khi phẫu thuật là thật sự cần thiết, việc làm này giúp người bệnh an toàn và giúp bác sĩ có thể thực hiện được phương pháp cấy ghép thành công. Bởi đây là cách giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn.
Bước 3: Ghép xương vào chân răng
Sau khi gây tê thành công, bác sĩ sẽ làm lộ vùng xương cần ghép bằng cách vạch nhẹ niêm mạc. Sau đó bác sĩ dùng mũi khoan chuyên dụng trong nha khoa để khoan vào vỏ xương răng tạo một lỗ nhỏ. Tiếp đó bạn đặt bột xương vào khung hàm và che lại bộ xương bằng màng xương và cố định lại.
Bước 4: Thăm khám sức khỏe điều độ theo chỉ định bác sĩ
Sau khi đã xong toàn bộ quá trình phẫu thuật ghép xương trong công nghệ trồng răng Implant. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh và kiểm tra khả năng cầm máu của vết mổ. Nếu người bệnh có tình trạng sức khỏe ổn định có thể ra về ngay sau đó. Nhưng trước khi về bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn các bạn chăm sóc vết thương chân răng cũng như uống thuốc đúng cách để vết thương nhanh lành.
Với những thông tin về kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant, hy vọng giúp các bạn có thêm kiến thức về phương pháp này cũng như có thêm lựa chọn an toàn hơn khi bị mất răng.
DC Dental – Nha Khoa Thẩm Mỹ
CN1: 104 Nguyễn Công Trứ, Phường Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
CN2: 220-222 Đường 30 tháng 4, Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Emai: dentaldcgroup@gmail.com
Hotline: 084.222.7388